skip to Main Content
Menu

Các chi tiết cấu tạo nên bộ nguồn thủy lực

Bộ nguồn thủy lực là một thành phần không thể thiếu của các hệ thống vận hành bằng chất lỏng thủy lực. Trong bài viết này, Thủy Lực An Huy sẽ giúp bạn nắm rõ các chi tiết cấu tạo nên bộ nguồn thủy lực chi tiết nhất.

Bộ nguồn thủy lực là gì?

Bộ nguồn thủy lực (trạm nguồn thủy lực) là thiết bị có chức năng cung cấp dòng lưu chất có áp suất cao cho xi lanh, động cơ thủy lực hay các thiết bị khác trong hệ thống để hoạt động theo yêu cầu.

Các chi tiết trong bộ nguồn bao gồm: motor, bơm, van, nguồn cấp, phụ kiện, xi lanh thủy lực, thiết bị chấp hành. Trong đó, bộ nguồn thủy lực được tích hợp sẵn nguồn chất lỏng thủy lực và van.

cac-chi-tiet-cau-tao-nen-bo-nguon-thuy-luc

cac-chi-tiet-cau-tao-nen-bo-nguon-thuy-luc

Các chi tiết cấu tạo nên bộ nguồn thủy lực

Thùng dầu thủy lực

Thùng dầu là bộ phận có kích thước lớn nhất trong bộ nguồn, có chức năng chứa dầu, chất lỏng thủy lực. 

Hình dạng của thùng dầu thường là hình chữ nhật, được làm từ inox thép… tạo sự cứng cáp cho gá các bơm, van ở phía trên, chống ăn mòn và oxi hóa.

Kích thước thùng dầu phải được thiết kế chính xác với các kích thước cụ thể. Vì kích thước quá nhỏ sẽ không chứa được lượng dầu cần thiết để cung cấp cho bơm và đáp ứng nhu cầu vận hành bộ nguồn. 

Hơn nữa, một chiều dài, chiều rộng, chiều cao của thùng dầu phù hợp sẽ hạn chế tình trạng sủi bọt, giúp tản nhiệt nhanh.

Bơm thủy lực

Bơm thủy lực thực hiện nhiệm vụ hút dầu ở thùng chứa, bơm đẩy dầu đi trong hệ thống với áp suất cao.

Hiện nay, có ba loại bơm thủy lực phổ biến, bao gồm: bơm bánh răng, bơm cánh gạt, bơm piston. 

Tùy thuộc vào công suất của bộ nguồn mà sẽ lựa chọn loại bơm phù hợp. Với bộ nguồn công suất lớn thì lựa chọn bơm piston, công suất nhỏ và trung bình thì chọn bơm lá, bơm nhông.

Lưu ý: Khi lựa chọn bơm, bạn cần lưu ý thêm các yếu tố: công suất, lưu lượng, nhiệt độ và áp lực. Bơm phải lớn hơn công suất được tính toán, yêu cầu để khi lắp và vận hành, bơm không bị nóng.

cac-chi-tiet-cau-tao-nen-bo-nguon-thuy-luc

cac-chi-tiet-cau-tao-nen-bo-nguon-thuy-luc

Động cơ điện (Motor)

Động cơ điện (Motor) là một bộ phận không thể thiếu của bộ nguồn, giúp biến chuyển điện năng được cung cấp thành cơ năng quay của trục bơm.

Công suất của Motor ảnh hưởng lớn đến công suất bơm, công suất hệ thống. Vì vậy, có thể nói đây là một bộ phận không thể thiếu của bộ nguồn.

Van thủy lực

Tùy thuộc vào yêu cầu sử dụng, mà có thể chọn loại van phù hợp nhất. Dưới đây, là một số loại van thông dụng nhất:

  • Van an toàn: giúp đảm bảo áp suất không vượt qua áp suất định mức, từ đó bảo vệ bộ nguồn
  • Van phân phối: điều khiển dòng dầu đi trong bộ nguồn, sao cho đáp ứng yêu cầu của thiết bị cơ cấu. Hiện nay, có 2 loại van phổ biến đó là van gạt tay dầu hoặc van dầu điện từ
  • Van một chiều: bảo vệ bơm khi chỉ cho dầu chảy 1 chiều duy nhất, tránh việc chảy ngược về bơm gây hỏng
  • Van chống lún: giữ cơ cấu chấp hành nguyên vị trí cho đến khi bơm thủy lực hoạt động, chống trôi, chống lún, chống tụt. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ đều dầu đi vào xi lanh
  • Van tiết lưu: van điều chỉnh dòng lưu lượng
  • Van khống chế hành trình: hỗ trợ khách hàng điều khiển xi lanh hoạt động như yêu cầu
cac-chi-tiet-cau-tao-nen-bo-nguon-thuy-luc

cac-chi-tiet-cau-tao-nen-bo-nguon-thuy-luc

Bộ lọc hồi

Dầu thủy lực không phải lúc nào cũng sạch, vì thế muốn bộ nguồn hoạt động ổn định, hiệu quả thì phải lắp đặt bộ lọc dầu thủy lực.

Khi hoạt động, áp suất cao làm van xả dầu về lại thùng. Dầu sẽ truyền áp lực đến thiết bị truyền động, lúc này van điều khiển hướng sẽ làm việc. Áp lực tạo ra phải lớn hơn tải và lực cản thì mới có hiệu quả làm việc.

Cuối cùng, dầu sẽ được chảy về bộ lọc hồi và lưu thùng chứa và tái sử dụng cho một vòng tuần hoàn mới.

Độ sạch của dầu sẽ phụ thuộc phần lớn vào kích thước của lưới lọc và lõi lọc.

Hệ thống làm mát

Một bộ nguồn bất kì có thể hoạt động với công suất cao, liên tục nên lượng nhiệt sinh ra lớn. Vì vậy, cần phải có hệ thống làm mát được gọi là bộ giải nhiệt dầu thủy lực. Ví dụ như: quạt tản nhiệt hoặc OR. 

Dầu sẽ mang theo nhiệt độ về thùng chứa, tại đây, gió từ quạt tản nhiệt sẽ làm mát dầu để dầu về trạng thái bình thường và tiếp tục làm việc.

Quạt tản nhiệt có nhiều kiểu dáng khác nhau, tuy nhiên đều phải đảm bảo duy trì nhiệt độ dầu ở một mức nhất định. 

Ưu điểm của quạt tản nhiệt:

  • Thân thiện với môi trường
  • Giá thành phải chăng, dễ dàng lắp đặt
  • Làm việc với áp lực cao và rất bền bỉ

Một số thiết bị khác

Đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp suất có chức năng đo và hiển thị áp suất của lưu chất ngay tại thời điểm. Lúc này, người dùng sẽ quan sát con số hoặc kim đo để người dùng để điều chỉnh kịp thời nếu xảy ra trường hợp quá áp hoặc tụt áp trên trạm bơm thủy lực.

Đồng hồ chia thành nhiều loại, trong đó có hai đường kính phổ thông là 63mm và 100mm. Hiện nay có các loại đồng hồ phổ biến như:

  • Đồng hồ có dầu
  • Đồng hồ không dầu
  • Đồng hồ chân đứng
  • Đồng hồ chân sau
  • Đồng hồ màng

Ống thủy lực

Ống thủy lực giúp vận chuyển dầu từ nguồn đi đến các thiết bị van, xi lanh, bơm để hoạt động. Ngoài ra, ống còn dự trữ một lượng dầu nhất định. Ống thủy lực được chia làm 2 loại: ống cứng, ống mềm.

Ống thủy lực thường được làm từ các chất liệu  như vật liệu tổng hợp, đồng, nhựa nhiệt dẻo, thép không gỉ… Các lớp vỏ bên ngoài phải được thiết kế dày dặn để chịu được sự tác động của thời tiết, lớp vỏ trong phải tương thích với dòng lưu chất.

Vai trò của bộ nguồn thuỷ lực

Bộ nguồn thuỷ lực đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống thuỷ lực. Đây là bộ phận duy nhất chuyển hoá tốt điện năng thành thuỷ năng, giúp cung cấp dầu, chất lỏng thuỷ lực cho xi lanh hay các bộ phận thuỷ lực khác hoạt động.

Bộ nguồn thủy lực kết nối của các bộ phận khác nhau theo một thiết kế nhất định, có thể điều chỉnh tùy vào từng nhu cầu sử dụng, lĩnh vực, quy mô của hệ thống và môi trường làm việc.

vai-tro-bo-nguon-thuy-luc

vai-tro-bo-nguon-thuy-luc

Quy trình vận hành của bộ nguồn thủy lực

Sau đây là quy trình vận hành của bộ nguồn thủy lực:

Khi chúng ta mở nguồn điện để cung cấp cho bộ nguồn hoạt động, cuộn rơ le sẽ cấp và nối với hai tiếp điểm thường mở. Motor sẽ được cấp điện và hoạt động.

Motor là thiết bị biến dòng điện 220v được cấp thành cơ năng quay và truyền đến của trục bơm. Lúc này,bơm hoạt động và sẽ tiến hành hút dầu từ thùng chứa, đẩy đi trong hệ thống với 1 mức áp suất phù hợp, đã được điều chỉnh bằng van chỉnh áp.

Nếu ta đóng nguồn điện, tiếp điểm đóng và motor ngừng quay. Bơm thủy lực ngừng hoạt động, cơ cấu chấp hành trong bộ nguồn sẽ bị khóa lại bởi van 1 chiều.

Khi đó, thiết bị điện điều khiển của bộ nguồn sẽ cấp điện vào coil của van điện từ dầu, làm dầu sẽ được xả qua van tiết lưu, van dầu trở về thùng chứa.

Khi muốn hoạt động, phải mở nguồn điện và bắt đầu một chu trình mới. Bạn cần quan sát và theo dõi áp suất thông qua đồng hồ đo, công tắc áp suất 

Ưu điểm của bộ nguồn thủy lực

  • Bộ nguồn khi được sử dụng có tiếng ồn  nhỏ
  • Khách hàng có thẻ điều chỉnh tần số quay, giúp giảm mức tiêu thụ điện năng thực tế
  • Các thao tác vận hành đơn giản, dễ hiểu. 
  • Bảo trì và bảo dưỡng thuận tiện, nhanh chóng
  • Dù biến tần suất hay cảm biến áp suất gặp trục trặc thì bộ nguồn vẫn đảm bảo làm việc tốt. Nếu biến tần suất gặp các sự cố thì khách hàng nối nguồn điện cấp chính với động cơ điện để hoạt động. Còn với biến áp suất thì dù bị hỏng, không nhận được tín hiệu thì vẫn đảm bảo tốc độ quay ổn định.

Ứng dụng của bộ nguồn thủy lực

Ngày nay, bộ nguồn thủy lực được ứng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt:

  • Trong công nghiệp sản xuất, gia công, chế biến: máy sản xuất,  hệ thống lắp ráp ô tô có dây chuyền tự động, chế biến gỗ, máy nông – ngư cụ, dây chuyền sản xuất xi măng, chế biến và gia công nhôm thép, băng tải than trong nhà máy nhiệt điện than,… 
  • Trong giao thông, vận tải: máy xúc, xe đào, xe nâng, cẩu thang, xe bảo dưỡng đường,… 
  • Các ngành công nghiệp khác: hàng không, hàng hải, công trình xây dựng, cầu đường,… 
ung-dung-bo-nguon-thuy-luc

ung-dung-bo-nguon-thuy-luc

Những lưu ý khi sử dụng và chọn mua bộ nguồn thủy lực

  • Không tự ý điều chỉnh áp suất bộ nguồn mà không có sự hướng dẫn của đơn vị cung cấp bộ nguồn.
  • Sử dụng dầu thủy lực có độ lỏng, độ nhớt phù hợp với bộ nguồn. 
  • Kiểm tra dầu, nhớt và thay dầu sau một thời gian dài sử dụng.
  • Lắp đặt bộ nguồn ở vị trí khô ráo, bằng phẳng
  • Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, vệ sinh bộ nguồn sạch sẽ.
  • Không để cạn  dầu, đảm bảo dầu thủy lực phải luôn ở mức được quy định.

Đặc biệt, bạn cần lưu ý khi lựa chọn nơi cung cấp bộ nguồn thủy lực uy tín. Vì hiện nay trên thị trường, tồn tại rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, chất lượng kém gây ảnh hưởng xấu cho quá trình làm việc. Bạn có thể tham khảo bộ nguồn thủy lực tại Thủy Lực An Huy – địa chỉ cung cấp sản phẩm chính hãng từ các thương hiệu hàng đầu thế giới

bo-nguon-thuy-luc

bo-nguon-thuy-luc

Với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tự động hóa và phân phối thiết bị thủy lực, An Huy luôn mang đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất. Sự hài lòng của khách hàng chính là tiêu chí hàng đầu mà công ty.

Liên hệ ngay qua hotline 0977.282.045 để được đội ngũ nhân viên tư vấn và hỗ trợ trợ tận tình nhất.

Hi vọng thông qua bài viết này, Thủy Lực An Huy đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các chi tiết trong bộ nguồn thủy lực, từ đó có thể lựa chọn cho mình và doanh nghiệp một bộ nguồn thủy lực phù hợp nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN TỰ ĐỘNG HÓA AN HUY
——————————————————————————-
Địa chỉ : 91 Đê La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 0977282045 – 0989257507
Email: anhuyhydraulic@gmail.com
——————————————————————————

Xem thêm: Bộ nguồn thuỷ lực AHCMC-HPUSMRM-P4P14D1-T80

Title

Airtac

Hydro-Leduc

logo-Sauer-Danfoss

Vickers-logo

yuken-logo

Nachi Nmw

Yuciyuken

Back To Top
Copyright @ 2018 Cty cổ phần tự động hoa An Huy | Thiết kế bởi: An Huy